
Song cùng trong sự phát triển quê hương, ngoài sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi là chính, nhân dân ở huyện Hoài Ân còn biết làm nghề thủ công truyền thống. Nổi bật là làng nghề đúc đồng ở thôn Thanh Lương, nghề Làm nón lá ở thôn Vĩnh Đức xã Ân Tín;

Hàng chục năm qua, chưa bao giờ người trồng dâu, nuôi tằm ở huyện Hoài Ân (Bình Định) phấn khởi như thời gian gần đây. Họ phấn khởi bởi nhiều lẽ: thời tiết mưa thuận, gió hòa, công tác chỉ đạo, phân vùng quy hoạch sản xuất cũng được chú trọng. Cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể và NHCSXH cùng vào cuộc, nên năng xuất cây trồng, vật nuôi đã đạt hiệu quả thiết thực, đưa năng suất, diện tích cây dâu tăng nhanh và giá kén tằm luôn ổn định ở mức cao.

Tỉnh Bình Định xưa có 7 phủ, huyện có Văn chỉ- một hiện tượng lịch sử hiếm thấy trên khắp đất nước Việt Nam thuở ấy ( Tuy Phước, Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, An Nhơn, Hoài Nhơn và huyện Hoài Ân)